Hệ thống Intercom cho khách sạn thông minh

Hệ thống Intercom là gì?

Intercom được hiểu là hệ thống liên lạc nội bộ nhằm mang lại tính bảo mật và tiện dụng cao cho người dùng. Mục đích chính của hệ thống này chính là để quản lý việc ra vào tòa nhà, chung cư,khách sạn, bệnh viện…
Hệ thống này bao gồm Outdoor Station và Indoor Station. Hiện nay, để bảo vệ tính an toàn và tính bảo mật cho không gian sống, xu hướng sử dụng hệ thống Intercom cũng ngày một tăng cao.
Đối với hệ thống Outdoor Station thì đây thường được thiết kế để lắp đặt ngoài cửa để khách có thể liên lạc với bên trong căn hộ. Thông thường Outdoor Station có tích hợp camera, bàn phím, microphone và nút gọi.
Còn đối với hệ thống Indoor Station thì đây thường được ứng dụng để lắp đặt bên trong (trong phòng, trong nhà,…). Hệ thống này thường được tích hợp màn hình cảm ứng, microphone và loa. Nhằm xác nhận các cuộc gọi và ra lệnh cho phép mở cửa cho khách.

Tính năng của hệ thống Intercom là gì?

Hệ thống này có những tính năng nổi bật nhằm mang lại sự tiện nghi, an toàn tối đa cho người dùng:

  • Nhận biết khách đến nhà thông qua âm thanh và hình ảnh thông qua.
  • Trao đổi ra ngoài hoặc ngược lại bằng hình ảnh và tiếng nói.
  • Chế độ tự động giúp tự mở cửa cho khách mà không phải ra ngoài.
  • Có nút báo khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm để nhân viên bảo vệ, ban quản lý tòa nhà biết và có mặt kịp thời.

Lợi ích nổi bật khi sử dụng hệ thống Intercom là gì?

Một số lợi ích cơ bản của hệ thống này chính là:

  • Khả năng kết nối liên lạc nội bộ giữa căn hộ và ban quản lý tòa nhà mang đến sự tiện lợi tối đa cho người dùng.
  • Kiểm soát an ninh, tăng sự an toàn. Hiện nay, sự an toàn chính là điều đáng quan tâm, do đó rất nhiều người quan tâm đến lợi ích này của Intercom.
  • Giúp bạn nhận dạng và kiểm soát số lượng khách ra vào tòa nhà.
  • Hỗ trợ bạn quản lý tòa nhà trong việc thông báo những thông tin cho các chủ căn hộ.

Ưu điểm của hệ thống Intercom là gì?

Hệ thống mang đến sự tiện ích cho người dùng. Bạn có thể biết được những người khách đến nhà và có thể chủ động cho khách vào hay không. Hơn nữa, hệ thống Intercom còn có ưu điểm là vẫn có thể hoạt động bình thường trong trường hợp các điện thoại trong căn hộ bị kẹt phím.
Intercom còn là công cụ kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn. Người dùng có thể nhận diện những ai muốn lên căn hộ của bạn. Còn đối với ban quản lý, hệ thống giúp ban quản lý tiến hành nhận diện và phân biệt những người khách lạ và có những dấu hiệu bất thường hay có ý đồ xấu,… để có phương án xử lý. Hơn nữa, hệ thống còn có nút báo khi có nguy hiểm giúp người dùng yên tâm hơn trong những trường hợp khẩn cấp.

Cách thức hoạt động của Intercom

Hệ thống Intercom là một phần của hệ thống điện nhẹ trong tòa nhà. Sau đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu về cách thức hoạt động của hệ thống này.
Đầu tiên, khách đến sảnh chung cư và bảo vệ sẽ liên lạc với chủ căn hộ qua hệ thống này. Điện thoại của chủ hộ tương ứng sẽ rung và bên bảo vệ – chủ hộ sẽ nói chuyện với nhau cho đến khi tai nghe được đưa về vị trí ban đầu thì cuộc gọi sẽ tự động ngắt kết nối.

Hệ thống này cũng có thể sử dụng khi khách đến thang máy chính. Theo đó, khách có thể nhấn nút gọi cho căn hộ thông qua bảng gọi cửa. Và điện thoại bên trong căn hộ sẽ rung (âm thanh này khác với trường hợp bảo vệ gọi để có sự phân biệt) và hình ảnh người khách sẽ hiện lên. Trường hợp này, khách cũng có thể nói chuyện được với khách khi đã nhấc tai nghe lên.

Sau đó, chủ hộ có thể chấp nhận cho khách vào thang máy hay không bằng cách nhấn vào nút mở cửa trên điện thoại. Hệ thống sẽ nhanh chóng gửi tín hiệu đến bộ điều khiển thang máy. Nếu chủ cho khách vào thang máy thì hệ thống thang máy sẽ hoạt động và cho người khách vào. Tuy nhiên thang máy chỉ cho khách đến tầng của người chủ hộ đó mà thôi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

huong-dan-di-day-camera-hanh-trinh-oto

Hướng dẫn lắp đặt camera hành trình đơn giản qua hình ảnh

Việc đi dây camera hành trình không quá khó khăn, nhưng để có tính thẩm mỹ cao. Quý khách nên xem Hướng dẫn lắp đặt camera hành trình…
Vì sao doanh nghiệp nên đầu tư hội nghị truyền hình

Vì sao doanh nghiệp nên đầu tư hội nghị truyền hình

Hội nghị truyền hình là giải pháp tối ưu mang tính đột phá của công nghệ thông tin, cho phép người dùng tham gia vào cuộc…
Camera xử phạt giao thông tại Huế

Thừa Thiên – Huế thúc tiến độ lắp camera xử phạt vi phạm giao thông

Hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn phức tạp. Do đó, chính…
Giải pháp lắp camera khi không có mạng Internet

Giải pháp lắp camera khi không có mạng Internet

Mạng internet hiện nay đã rất phổ biến, tuy nhiên tại Việt Nam, có một số khu vực chưa có hạng tầng cơ sở cho…
Giới thiệu công nghệ AI thế hệ mới trên camera KBVISION

Giới thiệu công nghệ AI thế hệ mới trên camera KBVISION

Công nghệ AI thế hệ mới trên camera KBVISION có gì hấp dẫn. Hãy cùng xem những thông tin thú vị về cuộc cách mạng…

Dịch vụ lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông

Năm 2017 vừa bắt đầu thì nhiều tỉnh và thành phố đã đưa vào tiến hành thực hiện nhiều dự án camera quan sát cho giao…
Sử dụng máy chấm công đơn giản hơn với 7 cách sau.

Cách khắc phục một số lỗi thường gặp của máy chấm công

Máy chấm công thường được sử dụng trong các văn phòng, công ty, nhà xưởng … với chức năng chính là chấm công lao động…

Thủ tục đăng ký tần số

 – Ai phải xin cấp phép ?Mọi tổ chức, cá nhân (người sử dụng) sử dụng băng tần số (băng tần), tần số vô tuyến điện…
Chia sẻ
Bỏ qua