Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Mua máy bộ đàm cần đăng ký tần số sử dụng
Khi mua máy bộ đàm để sử dụng (cầm tay, trạm chính, hàng hải) khách hàng cần đăng ký tần số sử dụng bộ đàm. Thủ tục đăng ký tần số như sau:
- Mọi tổ chức, cá nhân (người sử dụng) sử dụng băng tần số (băng tần), tần số vô tuyến điện (tần số) và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (thiết bị) phải có giấy phép trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện (Theo qui định của Cục tần số vô tuyến điện)
- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: cho phép người sử dụng được sử dụng một hay nhiều tần số nhất định cho một hoặc nhiều thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện quy định cụ thể về địa điểm, phạm vi được phát sóng và điều kiện kỹ thuật, khai thác (tần số thu và phát, tham số kỹ thuật phát sóng, qui ước liên lạc…).
- Thời hạn Giấy phép: tối đa là 5 năm
Tư vấn cấp phép sử dụng tần số bộ đàm
Giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký tần số sử dụng cho máy bộ đàm
1. Hồ sơ xin cấp phép băng tần gồm:
- Đơn xin cấp phép nêu rõ băng tần xin cấp phép và phạm vi phủ sóng
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Quyết định thành lập đối với tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước hoặc Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Bên nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (hoặc Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, hoặc Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng) đối với các thiết bị phải cấp giấy phép thiết lập mạng
- Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, trong đó nêu rõ: mục đích, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng, công nghệ sử dụng
- Bản đăng ký danh mục các thiết bị phát sóng vô tuyến điện (theo mẫu do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định).
2. Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép:
- Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép (trừ quy định về độ rộng băng tần) phải làm hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung. Hồ sơ gồm: Đơn xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép và Báo cáo chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung và các tài liệu có liên quan.
- Trước khi giấy phép băng tần hết hạn 90 ngày, nếu tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện và có yêu cầu tiếp tục sử dụng thì phải làm lại hồ sơ như trường hợp xin cấp phép mới.
Nguồn: Vietnam Telecom
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!