Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Cấu tạo Barrier tự động
Các loại Barrier tự động
Hiện tại, barrier có thể phân thành 3 loại chính: barrier cần gấp, barrier hàng rào và barrier cần thẳng. Cả 3 loại này hiện đang được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong các hầm khu chung cư, tòa nhà, các bãi gửi xe trung tâm lớn hay đơn giản chỉ là nơi kiểm soát vào ra của các phương tiện.
Hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu cung cấp, triển khai lắp đặt barrier tự động. Mặc dù có nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau, đa dạng về màu sắc và chất liệu nhưng cấu tạo các loại barrier tự động về cơ bản tương đối giống nhau, với các bộ phận chính thực hiện các chức năng riêng biệt.
Barrier tự động có cấu tạo như thế nào?
Tủ barrier tự động.
Đây cũng có thể coi là phần thân của barrier. Có thể nói đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống, là cơ quan đầu não điều khiển hoạt động của các bộ phận khác, cung cấp thông tin, kiểm soát các hoạt động của hệ thống.
Barrier thường được đặt ngoài trời hoặc trong hầm các tòa nhà vì vậy chúng được thiết kế chuyên biệt phù hợp với môi trường. Bằng cách sử dụng hợp kim nhôm và sơn tĩnh điện có thể giúp bảo vệ barrier khỏi các tác động của thời tiết, tác động của môi trường tốt hơn. Không những vậy, lớp sơn tĩnh điện còn giúp chống xước, chống hao mòn.
Bên trong tủ là bao gồm cả một hệ thống: lò xo, bộ động cơ, bảng main. Bộ dò vòng từ là một thiết bị cũng thường xuyên được gắn trong thân tủ với vai trò quan trọng là giúp phát hiện xe.
Dưới đây là hình ảnh thực tế bên trong một tủ barrier tự động với việc sử dụng bộ dò vòng từ LD160
Hiện nay, đấu nối main, lắp đặt lò xo, bộ động cơ hầu hết đều được thực hiện ngay trong khâu sản xuất góp phần giảm bớt thời gian thi công, nhân viên kĩ thuật chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản: đấu nguồn, cấu hình main là có thể đưa hệ thống barrier tự động vào vận hành nhanh chóng.
Thanh chắn barrier
Thanh chắn là bộ phận có thể tách rời phần tủ trong quá trình vận chuyển. Thanh chắn tuy không có cấu tạo phức tạp như tủ barrier nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng.
Thanh chắn cũng giống như tủ thân chúng đều được làm từ hợp kim nhôm và được sơn màu tĩnh điện. Thanh chắn này có thể được dán thêm miếng phản quang giúp cho chủ phương tiện có thể dễ dàng quan sát khi trời tối.
Thanh chắn được thiết kế cố định một đầu vào phần tủ, đầu còn lại được đặt vào một giá đỡ để đảm bảo giảm xung tốc và hoạt động tốt hơn. Thanh chắn thường thấy có chiều dài từ 4m tới 8m.
Độ dài của thanh chắn có thể thay đổi linh hoạt tùy vào thiết kế hiện trường và mục đích sử dụng. Đi kèm với 3 loại barrier tự động kể trên là 3 kiểu thiết kế thanh chắn: thanh chắn cần gấp, thanh chắn hàng rào, thanh chắn cần thẳng.
Thiết bị phụ trợ.
Ngoài 2 bộ phận chính là tủ và thanh chắn barrier tự động để có thể đi vào vận hành được thì chúng cần phải được cài đặt thêm các thiết bị phụ trợ.
Bởi đặc tính của barrier tự động là có thể được điều khiển từ xa nên mỗi sản phẩm này sẽ được đi kèm với ít nhất 2 điều khiển từ xa, nhân viên bảo vệ có thể ngồi trong chốt từ xa điều khiển đóng mở barrier khi có phương tiện ra vào.
Để barrier có thể hoạt động chính xác, cần thiết sẽ phải lắp đặt các vòng từ cảm biến và bộ dò vòng từ để phát hiện xe khi những chiếc xe đi vào vòng từ. Một số các thiết bị hỗ trợ cũng được dùng phổ biến như: đèn báo sáng vào ban đêm, đèn LED báo giá tiền khi vào bãi đỗ, decal phản chiếu để ra tín hiệu cảnh báo chủ xe.
Với những bộ phận chính kể trên chỉ cần lắp đặt đúng cách là có thể đưa hệ thống barrier tự động vào vận hành hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!